Ngàn năm áo mũ là một nghiên cứu công phu của tác giả Trần Quang Đức: dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945). Trân trọng giá trị từ những công trình nghiên cứu văn hóa, PMC lần đầu tiên tham gia tài trợ một phần tác phẩm này với mong muốn góp phần cổ vũ và tạo điều kiện cho Trần Quang Đức tiếp tục các công trình nghiên cứu quý giá nhằm tôn vinh và gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt.
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=aRsy3Cl5ZL0[/youtube]
Ngay khi vừa ra mắt, Ngàn năm áo mũ đã được không chỉ giới chuyên môn mà đông đảo độc giả đánh giá cao. Tái bản chỉ vài tuần sau khi xuất bản lần đầu, Ngàn năm áo mũ trở thành một hiện tượng văn hóa thú vị.
1. “Ngàn năm áo mũ” sẽ giúp sửa sai phim Việt
http://laodong.com.vn/Van-hoa/Ngan-nam-ao-mu-se-giup-sua-sai-phim-Viet/126159.bld
Các nhà làm phim lịch sử có thể yên tâm tránh được mũi dùi của dư luận ít nhất là về phần trang phục, rằng trang phục trong phim mình “Tàu quá”, nếu tham khảo cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” của nhà nghiên cứu trẻ Trần Quang Đức.
Tất nhiên cuốn sách không chỉ có giá trị với các nhà làm phim, mà quan trọng hơn, cuốn sách đã “bù đắp vào khoảng trống mênh mông của lịch sử trang phục VN và lịch sử văn hóa VN”. Trước Trần Quang Đức, số công trình nghiên cứu về lịch sử trang phục VN chỉ đếm trên đầu ngón tay và không có ai làm được một cách quy mô và tỉ mỉ như Trần Quang Đức đã làm.
“Ngàn năm áo mũ” của Trần Quang Đức đã cho thấy một nền văn hóa áo mũ Việt Nam rất đáng tự hào, tự chủ.
2. Báo Sài Gòn Tiếp thị
http://sgtt.vn/Van-hoa/176648/Viet-bang-su-ton-trong-su-that-cua-lich-su.html
(…) Nói đến thái độ nghiên cứu, tôi thấy mình cần phải giữ được sự sáng suốt và công tâm để bước qua các luồng tư tưởng cực đoan, mang nặng ảnh hưởng của tinh thần dân tộc và chủ nghĩa quốc gia. Tôi xác định cho mình, cuốn sách được viết phải bằng sự tôn trọng sự thật của ngàn năm áo mũ người Việt, không đánh giá đúng sai, hay dở bởi thẩm mỹ mỗi thời đều có giá trị riêng.
(Trần Quang Đức)
Văn hoá trang phục truyền thống Việt Nam bị mất dấu tích sâu đậm nhất khi nền văn hoá Tây phương do người Pháp đưa vào được áp đặt triệt để lên xã hội Việt Nam. Tiếp theo đó là sự đổi thay của lịch sử và ý thức hệ. Những biến động xã hội ấy khiến cho ngày nay không ai còn biết ông bà ta ngày xưa ăn mặc, sinh sống như thế nào. Và khi cần tái hiện lối ăn mặc của người Việt trong quá khứ, người ta “sáng tác” một cách tuỳ tiện.
Phim ảnh là phương tiện truyền bá văn hoá cho giới trẻ hữu hiệu và trực tiếp, nhưng hiện nay nhiều bộ phim hay vở kịch tái hiện lịch sử lại có phục trang truyền thống khác nhau. Rồi gần đây khi sự giao lưu văn hoá trở nên dễ dàng, thì trang phục truyền thống Việt Nam trong phim ảnh và trên sân khấu lại mang đậm dấu ấn của phim ảnh Trung Quốc. Đây là đợt huỷ diệt nguy hiểm hơn hết cho kiến thức về lịch sử văn hoá áo mũ truyền thống của giới trẻ Việt Nam.
Vì thế, việc ra đời của quyển sách Ngàn năm áo mũ là một sự cứu rỗi may mắn. Có lẽ đây là một trong những tập tài liệu văn hoá, lịch sử trang phục được nghiên cứu sâu và được biên soạn kỹ nhất ở Việt Nam, nếu không nói là quốc tế, cho đến nay. Tác giả với vốn liếng ngoại ngữ và cổ văn rất cao đã bỏ ra nhiều năm lăn lộn, tìm tòi ở các thư viện cũng như dân gian ở Việt Nam và các nước, nhất là Trung Quốc, để có được những tài liệu quý giá và chính xác đúc kết nên tác phẩm này.
(Nhà nghiên cứu Trịnh Bách)